Bỏ việc công ty, về quê làm nông dân
Những ngày này khu vườn nho rộng gần 1ha của anh Hoàng Thanh Minh (37 tuổi, thôn Lọc Trạch, xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), luôn nườm nượp khách đến check-in, trải nghiệm hái nho.
Anh Minh cho biết, anh từng tốt nghiệp ngành nông lâm của Trường Đại học Hồng Đức. Sau khi ra trường, anh làm trái ngành ở nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với mức thu nhập mỗi tháng 20 triệu đồng/tháng. Vì đây không phải là công việc yêu thích, năm 2017, vợ chồng anh quyết định về quê để thỏa đam mê với ngành nông nghiệp.
Theo anh Minh, khi biết tin vợ chồng bỏ phố về “nối nghiệp” nghề nông, gia đình ai cũng giật mình, ra sức khuyên ngăn.
“Mọi người nói với tôi rằng, đã thoát ly khỏi lũy tre làng lại quay về làm gì. Rồi cũng giống như ông bà, bố mẹ, quanh năm vùi đầu vào đồng ruộng, phân tro, biết đến bao giờ mới khá được”, anh Minh nhớ lại lời của người thân.
Sau khi về quê, mặc dù đã có kiến thức về nông nghiệp nhưng anh Minh vẫn loay hoay với lựa chọn “trồng cây gì, nuôi con gì” để khởi nghiệp. Nhận thấy khu ruộng của gia đình đang trồng lúa, năng suất thấp nên anh lấy đất, thử nghiệm trồng ổi.
Sau thời gian trồng, ổi hợp đất, sinh trưởng, phát triển tốt, anh Minh mạnh dạn thuê người cải tạo 4.000m2 đất để trồng thêm.
“Vườn ổi cho thu nhập cao, lãi gấp 7 lần so với trồng lúa và các cây hoa màu khác nhưng thực lòng tôi chưa thỏa chí. Tôi muốn thực hiện mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch tham quan, trải nghiệm”, anh Minh nói.
“Cãi trời” trồng thứ cây khó tính, thu 20 triệu đồng mỗi ngày
Sau nhiều đêm thức trắng, năm 2020, anh Minh quyết định chuyển 3.000m2 đất từ trồng ổi sang trồng nho. Lần này gia đình, bạn bè không còn khuyên ngăn nữa mà kịch liệt phản đối.
Mọi người cho rằng, cây nho không phù hợp với khí hậu miền Bắc, trồng nho ở vùng này có khác gì “cãi trời”. Tuy nhiên, anh Minh vẫn quyết mạo hiểm đầu tư 500 triệu đồng, cải tạo đất, làm mái che, mua 300 gốc nho Hạ Đen về trồng.
Là cử nhân chuyên ngành nông nghiệp, song thời gian đầu việc chăm sóc nho cũng gặp muôn vàn khó khăn. Cây nho chậm phát triển, nhiều cây còi cọc. Vào mùa đông, cây “ngủ đông” chỉ còn trơ thân như cành củi khô khiến mọi người cho rằng mô hình của vợ chồng anh Minh “chết yểu”.
Không từ bỏ, vợ chồng anh Minh kiên trì chăm bón cho vườn nho, với hy vọng cây sẽ đơm hoa, kết trái. Trải qua mùa đông lạnh giá, khi xuân về cây nho bắt đầu ra lộc, trở nên xanh tốt mơn mởn.
Tuy nhiên, lúc này vườn nho lại xuất hiện sâu bọ, đặc biệt là loài bọ cánh cứng chuyên gặm nhấm lá cây. Quyết không để công sức đổ sông đổ bể, anh Minh miệt mài thức cả đêm bắt từng con bọ.
Trời không phụ lòng người, năm 2021, vườn nho bắt đầu ra trái. Trong vụ này anh thu hoạch khoảng 1 tấn, thu về hơn 200 triệu đồng. Thấy trồng nho hiệu quả, thu nhập cao, anh Minh mua thêm ruộng, trồng thêm nho sữa, các loài hoa và triển khai mô hình tham quan, chụp ảnh, trải nghiệm hái nho tại vườn.
Theo anh Minh, trung bình mỗi ngày, vườn nho của gia đình đón vài trăm khách. Dịp lễ, lên tới cả nghìn khách, mang về doanh thu khoảng 20 triệu đồng/ngày.
“Hiện mỗi năm vợ chồng tôi thu lãi từ 450 đến 500 triệu đồng. Vườn nho này đang tạo thường xuyên cho 4 lao động, mức lương 6 triệu đồng/tháng và 20 lao động thời vụ”, anh Minh hồ hởi nói.
Ông Lê Văn Anh, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Lợi, cho biết, mô hình trồng nho, hoa kết hợp tham quan, trải nghiệm của anh Minh rất hiệu quả, mang lại thu nhập cho gia đình và nhiều ở địa phương.
“Anh Minh có kiến thức về nông nghiệp, nhiệt huyết, đam mê với trồng trọtFrom: game casino. Hiện anh là Chủ tịch Hội nông dân xã. Hy vọng anh sẽ có nhiều sáng kiến, hướng dẫn bà con nhân dân phát triển mô hình kinh tế, mang lại thu nhập”, ông Anh chia sẻ.